Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường eSports tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực cho ngành nghề này cũng tăng lên đang kể. Tuy nhiên, làm trong ngành eSports là làm những công việc gì? Tiêu chí tuyển dụng như thế nào, hay xu hướng tuyển dụng trong thời gian tới sẽ thay đổi ra sao?... v.v, có lẽ vẫn là những thắc mắc của nhiều bạn trẻ.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực eSports, Mr. Bùi Anh Tuấn - CEO OEG sẽ có những chia sẻ giúp các bạn trẻ quan tâm đến lĩnh vực này hiểu thêm cũng như có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân!
Theo góc nhìn của anh thì nhu cầu nhân lực của ngành eSports ở Việt Nam hiện đang ra sao?
Nhu cầu nhân lực trong ngành eSports ở Việt Nam đang tăng lên đáng kể, đặc biệt những năm gần đây. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường eSports Việt Nam đã tạo ra nhu cầu nguồn nhân lực lớn cho ngành nghề này, ở rất nhiều vị trí khác nhau, từ tuyển thủ chuyên nghiệp, huấn luyện viên, bình luận viên, đến các vị trí tổ chức, quản lý sự kiện, marketing, truyền thông, thiết kế, IT... v.v.
Công ty về thể thao điện tử thường sẽ tuyển dụng những vị trí nào?
Tùy thuộc vào quy mô cũng như định hướng phát triển của từng công ty mà các vị trí tuyển dụng cũng như số lượng tuyển dụng nhân sự sẽ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, một công ty chuyên về thể thao điện tử sẽ bao gồm rất nhiều vị trí nhân sự như: game thủ thi đấu chuyên nghiệp, streamer, bình luận viên, tổ chức, quản lý sự kiện, marketing, truyền thông, design, lập trình viên, hành chính nhân sự,... v.v. Các vị trí này sẽ bổ trợ cho nhau để tạo nên một hệ sinh thái eSports hoàn chỉnh.
Như OEG, với hệ sinh thái eSports hiện tại của mình bao gồm: OEG Esports, OEG Academy, OEG Stadium, Production House, Platform, OEG Payment thì chúng tôi cần rất nhiều những vị trí nhân sự khác nhau bao gồm thêm cả nhân viên chăm sóc khách hàng, sáng tạo nội dung, xây dựng nền tảng, F&B,... v.v.
Tiêu chí tuyển dụng của các công ty eSports là gì?
Ngành eSports ở Việt Nam là 1 ngành trẻ. Đối với 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực eSports, ngoài những bộ phận chuyên về eSports cũng sẽ có các bộ phận với 1 số vị trí phổ thông trên thị trường như Nhân sự, Kế toán, Công nghệ thông tin… nên nói về tiêu chuẩn để tham gia ngành eSports sẽ là khá đa dạng. Để gia nhập thị trường lao động ngành eSports, các bạn có thể là bất cứ ai, học bất cứ ngành gì, nhưng để theo đuổi và gắn bó với eSports, người lao động chắc chắn sẽ cần 1 số yếu tố tiên quyết như niềm đam mê với eSports, sự sẵn sàng và nỗ lực học hỏi liên tục từ thị trường eSports quốc tế, sự linh hoạt, thích nghi với những thay đổi và biến động hàng ngày của thị trường trong nước… v.v.
Xu hướng tuyển dụng ngành eSports trong thời gian tới theo anh dự đoán sẽ như thế nào?
Trong năm nay và những năm tiếp theo, OEG đánh giá xu hướng có thể sẽ ưu tiên tuyển dụng các vị trí KOls và KOC với mục đích phát triển thương hiệu cho các tổ chức eSports. Hiện tại các tổ chức eSports mới chỉ mạnh về việc tìm kiếm tuyển thủ và thi đấu, phần content thương hiệu bị yếu. Bên cạnh đó, content creator về eSports cũng đang là nghề mang lại thu nhập tốt.
Ngoài ra thì chất lượng huấn luyện với đào tạo eSports cũng chưa được chú trọng, khả năng tương lai gần sẽ có nhu cầu lớn khi số lượng sản phẩm và giải đấu eSports tăng.
Anh nhìn nhận như thế nào với những nhân sự mới ra trường, các sinh viên này có đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng không?
Sinh viên mới ra trường thường có tiềm năng lớn nhưng có thể cần thêm thời gian để phát triển kỹ năng và kinh nghiệm mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các công ty có những tiêu chí tuyển dụng khắt khe.
Hiện tại, số trường Đại học hay trung tâm đào tạo nhân lực chuyên ngành eSports còn rất hạn chế, nên nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, chính quy về lĩnh vực này vẫn chưa đáp ứng đủ cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu phát triển của ngành hiện nay.
Đó cũng chính là lý do mà OEG cho ra đời dự án Esports Academy, kết hợp với những tổ chức eSports hàng đầu tại Hàn Quốc là The Match Lab và kdKOO để đưa eSports trở thành một chuyên ngành đào tạo chính quy dành cho các bạn sinh viên tại Việt Nam. Với giáo trình đào tạo bài bản, khoa học, các học viên sẽ được đào tạo và định hướng nghề nghiệp rõ ràng ở các chuyên ngành khác nhau, từ game thủ chuyên nghiệp, streamer, bình luận viên, đến các vị trí khác như tổ chức, quản lý sự kiện, marketing, truyền thông, lập trình, thiết kế… v.v.
Rất cảm ơn anh về những chia sẻ vừa rồi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn trẻ đang quan tâm đến ngành eSports có cái nhìn cụ thể hơn về ngành nghề này cũng như có những định hướng nghề nghiệp rõ ràng hơn cho bản thân.
Phiên bản DTCL 14.3 TFT sắp sửa cập bến máy chủ Việt Nam, cùng OEG Space điểm qua những thay đổi sắp tới nhé.
Ngày 24/04/2024, cộng đồng LMHT Trung Quốc đang xôn xao trước thông tin bạn gái của tuyển thủ JieJie người từng vô địch CKTG 2021 bị phát hiện từng viết hàng loạt fanfic nhạy cảm.
VN Cosplay Bar Season 7 đã trở lại Sài Gòn đầy đáng nhớ với chủ để Not Only 01 Miku cùng sự kết hợp giữa OEG và CINÉ Saigon.
Riot Games đã chính thức bổ nhiệm Hoby Darling làm Tổng Giám đốc mới, thay thế vị trí của CEO Dylan Jadeja sau hơn 50.000 chữ ký của game thủ.
VCT 2025: Stage 1 Pacific là giải đấu Valorant chính thức của khu vực Pacific với 12 đội tuyển mạnh mẽ nhất của khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Những đội tuyển nổi bật có thể kể tới T1, GEN, DRX từ Hàn Quốc, PRX, Talon, ZETA DIVISION... Tất cả sẽ tranh tài cho chức vô địch và tấm vé đến với Masters Toronto.
Sau một giải đấu First Stand 2025 có phần nhạt nhòa, LCK Mùa Xuân 2025 - Round 1-2 đang trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng LMHT toàn cầu. Với sự trở lại của các đội tuyển hàng đầu như T1, Gen.G, DK và đặc biệt là sự thống trị của Hanwha Life Esports (HLE), giải đấu hứa hẹn sẽ mang đến những màn đối đầu đỉnh cao và những bất ngờ khó lường.